Ông Đặng Đình Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố kết quả sau thẩm định: “Hạ tầng và hệ thống của CMC là một trong những hạ tầng tốt nhất – đặc biệt là trung tâm dữ liệu và thiết bị. CMC CA đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn chứng thực chữ ký số công cộng theo nghị định 130/2018 của Chính phủ và các quy định, tiêu chuẩn áp dụng được Bộ TT&TT ban hành sau đó. NEAC tin tưởng CMC với năng lực, uy tín và bề dày kinh nghiệm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thị trường dịch vụ chứng thực số!”
Trước đó vào ngày 5/6/2019, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho Tập đoàn Công nghệ CMC. Dịch vụ CMC CA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các yêu cầu về nhân lực, khả năng tài chính. Hạ tầng hệ thống CMC CA được thiết kế thành 2 hệ thống đặt tại 2 Trung tâm dữ liệu của CMC ở Hà Nội (hệ thống chính) và Thành phố Hồ Chí Minh (hệ thống dự phòng). Đây là trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier III và là trung tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ bảo mật PCI DSS. Hệ thống đường truyền xuyên quốc gia, kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á (A-Grid).
Trong trường hợp xảy ra sự cố tại hệ thống chính, hệ thống dự phòng sẽ được kích hoạt và hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống chứng thực số CMC CA được đảm bảo tính liên tục 24/7. Mỗi hệ thống đều được chia ra làm các vùng riêng biệt nhằm tạo sự an toàn và bảo mật. Ngoài ra, CMC CA cũng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn an ninh thông tin cho môđun mật mã FIPS PUB 140 - 2 Level 3, tiêu chuẩn mật mã PKCS.
![]() |
Phát biểu trong buổi họp báo tại văn phòng Samsung ở Seoul, Hàn Quốc hôm 6/5, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Jay Y. Lee bất ngờ gửi lời xin lỗi. Đây là phát ngôn đầu tiên trước công chúng của ông trong 5 năm sau khi Tòa án Tối cao lật ngược bản án phúc thẩm vụ án tham nhũng mà ông có liên quan. Ông có thể phải chịu hình phạt nặng hơn và thậm chí quay lại ngồi tù.
Ông Lee, 51 tuổi, cho biết: “Có lúc chúng tôi đã không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Chúng tôi còn khiến mọi người thất vọng, gây ra lo lắng vì không duy trì tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật một cách nghiêm khắc”.
Ông cũng xin lỗi vì hành vi phá hoại hoạt động công đoàn của các giám đốc và thề bảo đảm quyền lợi người lao động tại Samsung.
Một số lãnh đạo hiện tại và trước đây của công ty đã bị điều tra hoặc kết tội trong các vụ án khác nhau. Chẳng hạn, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Sang Hoon bị bỏ tù vào tháng 12/2019 vì phá hoại hoạt động công đoàn. Ông này sau đó đã từ chức và nộp đơn phúc thẩm.
Phát biểu của ông Lee được đưa ra sau khi Ban giám sát của Tập đoàn khuyên ông nên xin lỗi vì kế hoạch thừa kế, lao động cũng như các vấn đề khác và cam kết lặp lại bất kỳ vi phạm quản lý nào. Tháng 1/2020, Samsung lập một hội đồng sau khi thẩm phán phụ trách vụ tham nhũng của ông Lee chỉ trích tập đoàn thiếu hệ thống ngăn chặn giám đốc phạm sai lầm. Dù vậy, Kim Woo Chan – Giáo sư Tài chính Đại học Kinh tế Hàn Quốc – xem lời xin lỗi và hứa hẹn của ông Lee là mập mờ vì không nêu cụ thể làm gì để sửa sai.
" alt=""/>“Thái tử Samsung” bất ngờ công khai xin lỗi